Chuyên đề: Hội họa Trung Hoa cổ (Phần đầu - bàn luận + đánh giá)


Nếu nói về hội họa của Trung Hoa có từ bao giờ thì thật mơ hồ. Gần như một bộ lạc, một dân tộc nào cũng có những hình vẽ từ thời tối cổ. Trong những hang động ở nhiều nơi, người ta đã tìm thấy những bức họa vẽ trên vách đá miêu tả hoặc sinh hoạt, hoặc thú vật của người tiền sử. Thành thử, một dân tộc có nền văn minh lâu đời như người Tàu hẳn có những dấu tích hội họa từ thời xa xưa nhưng xác định niên đại thì không thể chính xác được.

Cứ theo những sách vở còn ghi lại thì ngay từ thời Hoàng Ðế, khoảng 3000 năm trước Công Nguyên, Trung Hoa đã biết vẽ và kỹ thuật của họ phát triển thêm trong đời Hạ, Chu, Thương. Thế nhưng không còn một tác phẩm nào tồn tại mà chỉ kiếm được những đường nét, điêu khắc, hoa văn trên những mảnh di chỉ, đồng khí mà các nhà khảo cổ mới đào được gần đây.

Ðến thời Chiến Quốc (481-221 TTL), hội họa cũng phát triển song song với sự nảy nở về văn hóa và tư tưởng. Tuy hội họa vẫn chỉ hạn chế trong việc trang trí các vật dụng hàng ngày, nhưng đã tương đối độc lập và có tính chất đặc trưng hơn. Các loại đồ đồng, đồ đất nung, đồ sơn mài thời này cho thấy nghệ nhân đã vẽ các loại hình chim chóc, thú vật và con người mang tính tả thực và trang sức. Trong những khai quật thời Dân Quốc 1941-1949 ở Trường Sa và núi Trần Gia đã tìm thấy hộp đựng đồ trang sức bằng sơn mài và mảnh vải có hình vẽ và màu sắc từ đời Chu. Những nét đó đều dùng bút lông, đường vẽ đậm nhạt to nhỏ không đều.

Ðời Tần (221-207 TTL) và đời Hán (206 TTL – 220 STL) hội họa đã tiến thêm một bước. Vào thời kỳ này, các triều đại Trung Hoa hưng thịnh, xâm chiếm nhiều nước chung quanh, mở rộng biên cương nên cũng có dịp trao đổi và thu nhập văn minh của lân bang. Phật giáo từ Ấn Ðộ cũng có cơ hội truyền sang Trung thổ. Thời Hán đã bắt đầu có những xu hướng nổi bật mà người đời sau coi như những trường phái chính. Ảnh hưởng của triều đình và tôn giáo là hai nguyên nhân quan trọng hơn cả. Các họa sĩ phần lớn là các tiểu quan của triều đình được trả lương để trang trí nội thất, ngự dụng, cung điện, hoặc do các cơ sở tôn giáo mướn để tô điểm đền đài, miếu mạo. Bích họa (fresco) chiếm phần lớn nhưng người ta cũng vẽ trên ngói và bia. Người ta cũng vẽ thần tiên do ảnh hưởng của Lão giáo. Suốt mấy trăm năm, hình người là chính yếu, súc vật, phong cảnh nếu có chỉ là để phụ thêm cho nhân dạng.


trung-tam-thuc-hanh-bieu-dien

Trung tâm Thực hành biểu diễn

Trung tâm biểu diễn thực hành Số 25 đường Thiên Đức, phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh. Phụ trách Trung tâm: Cô giáo NSND Nguyễn Thúy Hường

View more
xuong-my-thuat-thuc-hanh

Xưởng Mỹ thuật thực hành

Xưởng Mỹ thuật thực hành. Số 25 đường Thiên Đức, phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh. Phụ trách Trung tâm: Thầy giáo, ThS, Họa sỹ Lưu Quang Lâm.

View more
khoa-dan-ca-quan-ho-bac-ninh

Khoa Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Là một đơn vị chuyên môn có chức năng tổ chức, điều hành, thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn học thuộc các loại hình dân ca...

View more
khoa-my-thuat

Khoa Mỹ thuật

Là một đơn vị chuyên môn có chức năng tổ chức, điều hành, thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn học thuộc ngành Hội họa...

View more
khoa-am-nhac

Khoa Âm nhạc

Là một đơn vị chuyên môn có chức năng tổ chức, điều hành, thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn học thanh nhạc, nhạc cụ dân tộc...

View more
khoa-nghiep-vu-van-hoa-du-lich

Khoa Nghiệp vụ Văn hóa Du lịch

Là một đơn vị chuyên môn có chức năng tổ chức, điều hành, thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn học về lĩnh vực du lịch, văn hóa du lịch...

View more