Sưu tầm và nghiên cứu âm nhạc quan họ (thảo luận)


Nói đến Quan họ tức là chủ yếu nói đến tục "hát Quan họ", cũng tức là nói đến âm nhạc Quan họ. Tuy nhiên, nói như thế không có  nghĩa là phủ định hoặc hạ thấp giá trị của "hiện tượng Quan họ" về các mặt khác như xã hội học, dân tộc học, văn học...

Nhưng, ngay khi chỉ đứng ở góc độ lịch sử phong tục, tâm lý xã hội hay văn chương thì cái đặc trưng Quan họ vẫn là cái đặc trưng ca hát. Có "kết bạn" mà không có ca hát thì chỉ là hiện tượng kết nghĩa thông thường trong xã hội xưa cũng như nay. "Kết bạn" qua ca hát, bằng ca hát, nếu không muốn nói là vì ca hát, mới là kết bạn kiểu Quan họ, mới là Quan họ. Vì vậy, sưu tầm nghiên cứu Quan họ thực chất, chủ yếu là sưu tầm nghiên cứu âm nhạc Quan họ. Đương nhiên, trong lĩnh vực này, đặc biệt là về mặt nghiên cứu âm nhạc, không thể bỏ qua sự đóng góp hết sức quan trọng của những ngành như xã hội học, dân tộc học, những khoa học như lịch sử, địa lý, văn học dân gian... 

 

Quan họ không phải là một hiện tượng ca hát riêng lẻ. Đây không phải chỉ có những bài ca Quan họ, mà là cả một hệ thống có phong cách tương đối thuần nhất, có quá trình hình thành và phát triển, có lịch sử lâu đời, gắn liền với một tục lệ, tục “kết bạn”, bản thân tục lệ này lại có quan hệ hữu cơ với tập quán phong tục địa phương, chịu ảnh hưởng của các điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Nếu không đặt nó và nghiên cứu nó trong cái bối cảnh lịch sử đã sinh ra nó, trong cái tục lệ đã tạo điều kiện cho nó sống và phát triển, thì không thể nào hiểu âm nhạc Quan họ một cách thấu đáo được.

 

Từ những năm 48 - 50 (giai đoạn kháng chiến chống Pháp), "hiện tượng Quan họ" đã được một số người làm công tác âm nhạc chú ý. Vận dụng phương châm văn nghệ "dân tộc- khoa học- đại chúng", một số nhạc sĩ thấy ở Quan họ một nguồn nhạc dân tộc đặc sắc cần nghiên cứu khai thác. Cụ thể, một vài bài dân ca Quan họ đã được sưu tầm và xuất bản (như ở liên thu IV cũ). Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã đến một số địa điểm sơ tán của các nghệ nhân Quan họ, đồng thời đã ghi chép được một số bài Quan họ.

 

Sau chiến thắng Điện Biên phủ, cùng với "Hòa bình về với chúng ta" -  (Quan họ lời mới) và "Tình bằng có cái trống cơm"- (Quan họ lời cũ) dân ca Quan họ đã theo chân anh bộ đội về giải phóng phố phường thủ đô, rồi qua làn sóng điện đài phát thanh, tỏa ra trên khắp đất nước Việt Nam cũng như năm châu bốn biển. Đó là mở đầu sự phục hồi của các làn điệu Quan họ mà ở chính quê hương Quan họ đã hầu như im tiếng từ lâu.

 

Đầu năm 1955, nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc lại về Bắc Ninh sưu tầm được hơn 60 bài Quan họ và đã viết một số bài nhận, xét về Quan họ, đăng trên tạp chí Văn nghệ (tháng 4-56) và Tập san âm nhạc (số tháng 10 - 56).

 

Đầu năm 1956, một đoàn các nhạc sĩ quân đội gồm các đồng chí:  Lưu Khâm, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Viêm đã về 11 thôn ở Bắc Ninh sưu tầm và nghiên cứu Quan họ. Kết quả sưu tầm nghiên cứu được đúc kết trong tập "Tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh" (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản, in năm 1956); với trên dưới 100 điệu hát đã ký âm, một số ghi chép tìm hiểu các truyền thuyết, giả thuyết VC nguồn gốc Quan họ, sinh hoạt Quan họ, một số nhận định về đặc điểm âm nhạc Quan họ như lề lối, kỹ thuật hát, giọng điệu, khúc thức, lời ca, một vài nhận xét về cách phân loại các "giọng Quan họ", về ảnh hưởng qua lại giữa Quan họ và các nguồn âm nhạc dân gian khác. Tập "Tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh" có thể xem là công trình đầu tiên về sưu tầm nghiên cứu hát Quan họ tương đối quy mở kế hoạch và có kết quả nhất định.

 

Tháng 6 năm 1956, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cùng với một số cán bộ Ban nghiên cứu Nhạc Vũ Vụ Nghệ thuật, Đài phát thanh, Đoàn Ca Múa trung ương và trường Âm nhạc Việt Nam đã về Bắc Ninh tiến hành một đợt sưu tầm tương đối lớn, thu thập được trên 300 bài hát cùng với nhiều tài liệu khác. Đánh dấu đợt sưu tầm nghiên cứu này là tập "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" (Nhà xuất bản Văn hóa Mỹ thuật, Viện Văn học xuất bản, năm 1962). Tập sách được trình bày như một công trình sưu tầm nghiên cứu giới thiệu gồm 2 phần. Phần tiểu luận và phần giới thiệu các bài hát. Phần tiểu luận đã đề cập tới vấn đề sau đây:

 

1  Tìm hiểu quê hương, tổ chức, tục lệ sinh hoạt, các giọng hát, nội dung và lề lối hát Quan họ (chương I).

 

2 Tìm hiểu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của dân ca Quan họ (chương II).

 

3 Giá trị nội dung và nghệ thuật dân ca Quan họ (chương III)

 

Phần giới thiệu các bài hát thực chất là một sưu tập các lời ca Quan họ được sắp xếp theo trình tự xuất hiện các loại giọng theo lề lối của các cuộc hát Quan họ như sau:

 

1Những bài mở đầu.

 

2Những bài giữa cuộc.

 

3Những bài từ giã.

 

4Những bài chưa rõ thuộc loại nào.

 

Ở phần tiểu luận, chương bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật dân ca Quan họ lại chia làm 3 mục :

 

1 Nhận xét về giá trị nội dung trong lời ca Quan họ.

 

2 Nghệ thuật văn chương dân ca Quan họ.

 

3 Một số nhận xét về mặt nghệ thuật âm nhạc và ảnh hưởng qua lại giữa âm nhạc và lời văn.

 

Như vậy, đúng như lời nói đầu của nhóm biên soạn, tập sách nhằm chủ yếu giới thiệu một cách tương đối đầy đủ và bước đầu nghiên cứu, phân tích một số vấn đề thuộc về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, nội dụng tư tưởng và nghệ thuật văn chương. Về mặt âm nhạc, các tác giả dự kiến dành cho một tập sách khác và ở đây chỉ đề cập đến một vài nhận xét, đặc biệt là quan hệ ảnh hưởng của nghệ thuật âm nhạc đến bố cục và lời văn.

 

Từ năm 1960 cho mãi tới gần đây, Viện Âm nhạc Bộ Văn hóa đã tiến hành vài đợt sưu tầm bổ sung, chủ yếu là ở các hội nghị Quan họ, bằng phương pháp ghi âm trên băng từ tính. Một số bài ghi trên băng đã được ký âm thành bản nhạc theo hệ thống ký âm dòng nhạc.

 

Về mặt xuất bản, Vụ Nghệ thuật đã xuất bản một sưu tập 290 bài lời ca Quan họ. Nhà xuất bẩn Mỹ thuật âm nhạc đã xuất bản được 3 tập dân ca Quan họ gồm 60 bài hát. Ngoài ra, một số bài Quan họ cũng được phổ biến trong các tuyển tập chung, bên cạnh các loại dân ca khác.

 

Tóm lại, cho tới nay về đại thể trong lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu âm nhạc Quan họ chúng ta có:

 

Về sưu tầm : Trên 300 bài hát đã được ghi chép lời ca, một phần được trên băng từ tính. Khoảng 100 bài trong số đó đã có bản ký âm và đĩa hát (chủ yếu là dưới dạng ký âm).

 

Về nghiên cứu: Ngoài những bài báo có tính cách trao đổi thảo luận về một vài cạnh khía học thuật trong âm nhạc Quan họ (như trao đổi giữa Nguyễn Đình Phúc và Tú Ngọc về vấn đề các "giọng" Quan họ), một số bản ghi chép riêng của vài nhạc sĩ lưu tâm tới việc tìm hiểu, nghiên cứu Quan họ, hai công trình đáng kể là :

 

1 - Tập "Tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh" của nhóm Lưu Khảm, Nguyễn Đình Tấn và Nguyễn Viêm.

 

2 - Tập "Dân ca Quan họ Bắc Ninh", công trình tập thể của nhóm Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm và Tú Ngọc.

 

Như vậy, nếu chỉ nhằm mục đích giới thiệu một số làn điệu tiêu biểu còn có giá trị đối với nhu cầu thẩm mỹ thời đại, mục đích giúp đỡ các nhạc sĩ sáng tác nắm được những nét lớn của âm điệu Quan họ để từ đó vận dụng, mô phỏng, phát triển sáng tạo những ca khúc mới có "hơi hướng" Quan họ hay mầu sắc dân ca cung cấp một số tri thức phổ thông do quần chúng rộng rãi về âm nhạc Quan họ, thì những kết qủa đã đạt được như trên đã có những cống hiến nhất định đáng kể. Lại nữa, sưu tầm nghiên cứu Quan họ với dân ca các miền khác trong nước, hay cả với những hệ thống có tính cách chuyên nghiệp như Ca trù, Chầu văn, các hệ thống kịch hát dân tộc như Tuồng, Chèo Cải lương, vv....thì phải nói rằng ngành âm nhạc đã có sự gia công khá tập trung, khá công phu vào vấn đề Quan họ.

 

Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu vận dụng đường lối văn nghệ chung của ta một cách quán triệt hơn nữa tức là đường lối tiếp thu kế thừa (có chọn lọc phê phán) và phát huy tinh hoa truyền thống nghệ thuật dân tộc liên tiếp qua mấy cuộc hội nghị Quan họ nhiều câu hỏi lớn đã được đề ra: cần đối đãi ra sao với tục "kết bạn" truyền thống của Quan họ nên hay không nên phục hồi tập tục đó? Trong giả định phục hồi, cần duy trì nguyên vẹn phong thái, lề lối cũ, hay là phải có những cải cách cần thiết? 

 

"Riêng mặt âm nhạc" nói là phải bảo tồn thì nên bảo tồn như thế nào? Bảo tồn nó dưới dạng bảo tàng hay là bảo tồn nó ngay trong lòng cuộc sống của con người vùng Quan họ. Nói là phát huy vốn nhạc Quan họ thì nên nuôi dưỡng phong cách sáng tác, biểu diễn "kiều dân gian" của nó hay là nên chuyên nghiệp hóa nó? Hai phương hướng đó có gì mâu thuẫn không, có thể cùng tồn tại được không?  Lại nói tiếng về hướng "chuyên nghiệp hóa" có những vấn đề tương đối chi tiết như vấn đề phong cách hát Quan ho mới vấn đề "nâng cao" Quan họ bằng nhạc đệm, nhưng lại có những vấn đề phức tạp như ý đồ đưa Quan họ lên sân khấu tiến tới xây dựng một thể kịch hát địa phương.

 

Với những câu hỏi như vậy, hiển nhiên là những thành quá bước đầu đã đạt được trong việc sưu tầm nghiên cứu Quan họ nói chung, sưu tầm nghiên cứu nhất là nghiên cứu âm nhạc Quan họ nói riêng, chưa đủ làm cơ sở để ta có thể giải pháp được một cách thỏa đáng.

 

Thật vậy, muốn giải đáp những vấn đề như thể một cách tương đối đúng đắn và mới chỉ nói riêng về âm nhạc Quan họ thì cơ sở lý luận vững vàng cần xuất phát từ một sự hiểu biết chắc chắn và tương đối toàn diện và của toàn hệ thống.

 

1 - Tính chất chung của âm nhạc Quan họ (bao gồm tính chất của từng làn điệu và của toàn hệ thống).

 

2- Những đặc trưng và đặc điểm của âm nhạc Quan họ truyền thống (bao gồm những đặc trưng, đặc điểm của ngôn ngữ cũng như của cách  hát tạo nên cái phong cách độc đáo Quan họ).

 

3- Xu thế phát triển tự nhiên của âm nhạc Quan họ trong lịch sử và đặc biệt trong hoàn cảnh hiện tại.

 

Về tính chất chung của âm nhạc Quan họ, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh tới giá trị nội dung về mặt âm nhạc của từng làn điệu (cũng như của toàn hệ thống) chứ không phải chỉ riêng giá trị nội dung về phần lời ca. Cố nhiên trong tổng thể một bài ca, nội dung lời và nội dung nhạc có sự liên quan khăng khít, nhưng mặc dù có sự gắn bó mật thiết, hai yếu tố đó vẫn là hai thực tế có thể phân biệt và trong những áp dụng cụ thể, rất cần phân biệt. Một bài hát, đặc biệt là loại bài hát có tính ca khúc hoàn chỉnh như đại bộ phận các làn điệu Quan họ, nếu tách khỏi phân lời, thì riêng phần nhạc vẫn mang một nội dung có ý nghĩa nhất định. Ngay cả khi nó xuất phát từ một bài thơ cụ thể (như trường hợp các bài hát phổ thơ) thì một khi đã thành hình, phần âm nhạc vẫn có một sinh mệnh, độc lập với bài thơ. Chính vì là hai thực tế, nhưng lại yêu câu phải thống nhất, hòa hợp với nhau như vậy, nên mới có trường hợp ta nói là lời ca và âm nhạc không ăn khớp, nhạc đi một đường và lời đi một nẻo (thí dụ như một số bài hát đem lời mới lồng vào điệu cũ).

 

Mặt khác, ta cũng thấy rằng ý nghĩa của nội dung âm nhạc không cụ thể được như nội dung lời ca, mà bao giờ cũng khái quái hơn. Nhưng cũng lại chính vì có ý nghĩa khái quát như vậy nên một âm điệu nhạc có thể phù hợp vơi nhiều lời ca khác nhau. Đó là nguyên lý việc vận dụng lời mới, nội dung mới vào các làn điệu cũ mà ta thường thấy trong lĩnh vực dân ca cũng như trong các loại kịch hát truyền thống. Lại cũng cần phải thấy rằng mức độ khái quát đó không phải là bao la vô tận, mà là có giới hạn trong một phạm trù tính cách và màu sắc nhất định. Vượt quá khuôn khổ đó đã nảy sinh hiện tượng không ăn khớp giữa lời và nhạc như đã nói ở trên. Thực chất hiện tượng không ăn khớp "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", theo lời nói của các tác giả "Tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh" là do ở chỗ một lời ca mới đã vượt ra ngoài cái phạm trù nội dung mà một âm điệu nhạc đã khái quát lên.

 

Sự xác định tính chất hay nội dung âm nhạc của các làn điệu Quan họ cần được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu các điệu hát Quan họ về mặt cấu tạo chủ đề (âm nhạc) và phát triển giai điệu. Nó là sự tổng hợp những ý nghĩa chi tiết của nhịp điệu, thang âm điệu thức, khúc thức âm nhạc và các phương tiện diễn tả khác, sự gắn bó của giai điệu nhạc với nội dung của lời ca gốc.

 

Về vấn đề nghiên cứu nội dung lời ca, các nhạc sĩ nghiên cứu Quan họ nói chung đều ít nhiều có quan tâm đến. Đặc biệt, các tác giả "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" đã dành hẳn một chương cho vấn đề này và cũng ở đây ta thấy nhiều ý kiến nhận xét có giá trị.

Nhưng riêng về mặt nội dung âm nhạc, rất tiếc chưa có được mấy những phát hiện đáng kẽ. Trong mục "Lời ca, nội dung Quan họ", các tác giả "Tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh", mới chi nêu một vài đặc điểm về nội dung lời ca, vì vậy, nhận định "Quan họ là một loại trữ tình" ở phần kết luận chưa có sự chứng minh đầy đủ. Lại nữa, qua cách trình bày, người ta dễ có ấn tượng là theo quan niệm các tác giả, nội dung lời ca và nội dung âm nhạc là một, không phải là hai thực tế hoàn toàn trùng hợp và có thể lấy cái nọ đại diện cho cái kia. Trong "Dân ca Quan họ Bắc Ninh", ở chương III, phần lời ca đã được tách làm chủ đề nghiên cứu trong hai mục Nhận xét về giá trị nội dung lời ca Quan họ với "Nghệ thuật văn chương dân ca Quan họ". Điều này hàm ý rất rõ là trong tư tưởng, các tác giả đã quan niệm phần nội dung âm nhạc cần phải xét riêng, không thể xem nhập làm một được với nội dung lời ca. Nhưng do dụng ý giới thiệu tập trung vào nghệ thuật văn chương nên trong mục bàn về âm nhạc, ta thấy mới chỉ đề cập tới một số đặc điểm về hình thức âm nhạc trong các làn điệu Quan họ Đương nhiên, việc nghiên cứu những đặc điểm này (ví dụ như “tính điêu luyện về bố cục”, “tính thích ứng với yêu cầu hiện đại “) đều góp phần soi sáng cho việc tìm hiểu nội dung âm nhạc, nhưng điều mà ta còn chờ đợi là, thông qua những biểu hiện nghệ thuật đó, ta thấy được cái tính chất của nội dung âm nhạc tức là cái ý nghĩa khái quát của mỗi làn điệu hay là cái ý nghĩa phổ biến của toàn hệ thống. Và chỉ có giải quyết được tốt vấn đề này, đồng thời đối chiếu với những yêu cầu của nội dung "thời đại" cái "chất nhạc", mà quần chúng hiện nay đòi hỏi, ta mới có cơ sở để khẳng định (hay không khẳng định) tính thích nghi của Quan hệ với cuộc sống mới. Nếu khẳng định thì mức độ, phạm vi hay điều kiện thích nghi của nó sẽ là những vấn đề cần xem xét.

 

Về phần những đặc điểm, đặc trưng của âm nhạc Quan họ, các tác giả nghiên cứu Quan họ cũng đã có những khám phá đặc sắc, nêu được một số khía cạnh độc đáo của Quan họ (thí dụ như "tính hệ thống và tính thuần nhất về phong cách", "tính riêng biệt về âm điệu và tương đối cố định về câu ca"... nêu trong tập "Dân ca Quan họ Bắc Ninh").

 

Để nêu bật đặc điểm, đặc trưng của một loại, một hệ thống dân ca, phương pháp cơ bản là áp dụng sự đối chiếu so sánh với các loại, các hệ thống dân ca khác. Các tác giả "Tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh" đã phát hiện đặc điểm về phong cách hát Quan họ. Nhưng đối tựợng so sánh ở đây lại là phong cách hát châu Âu nên đặc điểm nêu ra mới chỉ là đặc điểm dân tộc. Ta chưa thấy được chỗ độc đáo của cách hát Quan họ so với những lối hát dân gian khác, chẳng hạn như "Cò lả", "Trống quân" hoặc những lối hát chuyên nghiệp như "Chầu văn", " Ả đào"...

 

Các tác giả "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" đã có ý thức so sánh Quan họ với các loại, các hệ thống dân ca khác. Nhưng có lẽ vì chưa có điều kiện đẩy mạnh sự đối chiếu một cách toàn diện hơn nên một số kết luận về đặc trưng, đặc điểm (thí dụ như sự vận dụng thang 5 âm, tính cân đối trong khúc thức,..) vẫn còn trong phạm trù những đặc điểm chung cho nhiều loại dân ca, không riêng gì cho Quan họ. Đặc biệt, để nêu tính độc đáo về bố cục trong: âm nhạc Quan họ, các tác giả có đơn cử một hình thức xem là điển hình, tức là hình thức một bài Quan họ gồm có Bỉ đầu, Ruột bài (gồm nhiều khúc) và câu Đố. Hình thức này thực chất rất giống kết cấu điển hình của một làn Chèo với câu Vỉa (tương ứng với Bỉ đầu Quan họ), khúc giữa (gồm nhiều trò tương ứng với ruột bài Quan họ) và trò kết (tương ứng với câu Đổ của Quan họ). Nếu ta xem kết cấu gồm ba đoạn trên đây là một kết cấu điển hình của Quan họ, thì chỗ khác nhau cơ bản của Quan họ và Chèo là ở chỗ câu Đồ của Quan họ thường dùng phương thức chuyển làn tức là cho xuất hiện một bài mới  bậc "Át dưới"; nói theo các tác giả "Tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh"; có tính chất giống như một hình thức "chuyển tạm" trong nhạc hệ 7 âm, trong khi đó trổ kết của các làn điệu Chèo thường vẫn ở nguyên điệu, chỉ dùng cách co giãn câu nhạc (co ngắn như trong "Sắp cổ phong mở rộng" như trong "Hồi tiếu" v.v...) làm phương tiện chính. Vậy thì đặc điểm tư tưởng của Quan họ ở đây là do hình thức câu Đồ (đặc điểm thuộc phạm vi kỹ xảo) chứ không phải ở hình thức ba đoạn của bài hát (đặc điểm thuộc phạm vi khúc thức âm nhạc) có thể gặp ở nhiều dân ca.

 

Nhưng cũng cần thấy rõ là phân tích đặc điểm, đặc trưng của một hệ thống dân ca so với các bài dân ca khác không phải là công việc đơn giản. Một giải pháp triệt để đòi hỏi phải có một tri thức bao quát về toàn bộ kho dân ca truyền thống. Cứ như tình hình chung về mặt sưu tầm nghiên cứu dân ca của ta hiện nay, những kết luận đã đạt được về mặt khái quát các đặc điểm, đặc trưng Quan họ của các tác giả "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" thật đáng chú ý. Đó có thể xem là những cơ sở tương đối vững chắc cho việc tìm hiểu sâu sắc hơn trong tương lai. Cũng nhân đây tôi lưu ý đến một hiện tượng mà những người nghiên cứu đi trước đã để tâm tới, tức là hiện tượng về sự du nhập của các nguồn nhạc khác vào Quan họ. Các tác giả "Tìm hiểu Quan họ Bắc Ninh" nhắc lại ý kiến của một vài nghệ nhân về sự "vay mượn" các nguồn khác để sáng tác bài mới, đã đặt nó vào phạm trù "liên quan giữa Quan họ và các ngành sân khấu, các loại dân ca khác. Các tác giả "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" xem đây là sự tiếp thu những loại ca hát khác và "đồng hóa" theo phong cách độc đáo của Quan họ. Sự phát hiện rất có giá trị đó nếu được khai thác sâu hơn, chắc chắn sẽ có nhiều đóng góp cho việc xác định đặc điểm, đặc trưng Quan họ. Cạnh khía khai thác tôi muốn nói ở đây là vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu các phương thức "Quan họ hóa", xem như một phương thức chế tác bài mới mà người Quan họ đã áp dụng khi tiếp thu các nguồn từ ngoài. Theo các nghệ nhân cũng như những người nghiên cứu âm nhạc thì Quan họ đã tiếp thu ở nhiều loại dân ca khác (như "Cò lả" "Sa mạc", "Lý"... ở các lối hát chuyên nghiệp dân gian (như Ả đào, Châu văn), ở kịch hát dân tộc (như Tuồng, Chèo) và ở cả các sáng tác mới (như bài "Thu trên đảo Kinh Châu". Nghiên cứu việc Quan họ đã vận dụng các nguồn du nhập như thế nào, so sánh dạng bài gốc với dạng bài đã "Quan họ hóa", ta sẽ nắm được cái "hồn Quan họ", nằm được những đặc điểm đặc trưng của Quan họ, bởi vì chính là người Quan họ, những "anh Cả", "chị Hai", đã thông qua tâm hồn mình, qua cái thầm mỹ âm nhạc của mình, cái phong cách riêng biệt đã thấm vào máu thịt mình mà học tập, xoay chuyển, thêm bớt vào cái gốc của nguồn du nhập, tạo cho nó một cái "chất" một cái "tính" Quan họ riêng biệt, và có được như vậy, nó mới đủ tư cách "nhập tịch" làng Quan họ, làm một thành viên của gia đình Quan họ. Giá trị của phương pháp này còn có thể được khẳng định thêm, nếu ta liên hệ tới ý thức bảo vệ phong cách truyền thống trong Quan họ. Điều này đã biểu lộ khá độc đáo ở chỗ trong các cuộc thi hát trước kia, đã có thức người ta cấm dùng những nguồn ở ngoài (như Lý, Tuồng, Chèo...) với mục đích hạn chế những “vay mượn”, khi sự vay mượn này trở thành phong trào quá trớn. Như thế, mặt khác, ta cũng thấy người Quan họ xem trọng những sáng tác "tự thân" nghĩa là xuất phát từ cơ sở Quan họ gốc, hơn là những sáng tạo bằng lối du nhập (du đã Quan họ hóa).

 

Về xu thế phát triển tự nhiên của âm nhạc Quan họ trong lịch sử và những năm gần đây, ta có thể thấy trong "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" một phát hiện rất đáng chú ý, đó là khuynh hướng thích ứng theo yêu cầu hiện tại của âm nhạc Quan họ. Vấn đề cần đi sâu hơn nữa, nghiên cứu đầy đủ các phương thức phát triển và nhất là các điều kiện phát triển của nó. Riêng về mặt các điều kiện, tối muốn lưu ý tới một cạnh khía, tức là cái "động cơ" phát triển (động cơ tâm lý, không phải động cơ âm nhạc) và cái môi trường phát triển những cái có liên quan chặt chẽ tới tục kết bạn và lệ thi hát Quan họ. Nếu quả đây là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng của nghệ thuật Quan họ thì ý đồ muốn duy trì sự phát triển đó lại không thể tách rời với việc duy trì bản thân cái tục lệ, vừa là môi trường của hoạt động phát triển, vừa gây những yếu tố kích thích sự sáng tạo phát triển.

 

Để đẩy mạnh thêm một bước vấn đề tìm hiểu tính chất và những đặc trưng, đặc điểm Quan họ, những phương thức và điều kiện phát triển của nó, vừa nhằm mục đích khắc phục những tồn tại tương đối nổi bật, theo tôi nghĩ, trong lĩnh vực nghiên cứu Quan họ, vừa để ta tạo tiền đề lý luận giúp cho việc trả lời những câu hỏi tương đối cấp bách mà thời sự Quan họ đề ra như đã lược bày ở trên, với tính cách gợi ý cho phương hướng nỗ lực trong tương lai, tôi xin nêu hai điểm mấu chốt sau đây:

 

1. Về công tác sưu tầm: Căn cứ vào các số liệu đã công bố, có thể nói được là việc sưu tầm dân ca Quan họ đã đạt được một số lượng tương đối khá và trên thực tế nó đã giúp ích một phần cho yêu cầu bước đầu giới thiệu Quan họ, đã cung cấp tài liệu nghiên cứa cho một số công trình như đã trình bày.

 

Tuy nhiên, nếu là quan điểm công tác sưu tầm không phải chỉ nhằm tìm kiếm tài liệu phục vụ cho những đề tài nghiên cứu bước đầu mà còn có mục đích quan trọng khác là để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, đồng thời làm tư liệu cho những công cuộc nghiên cứu khoa học triệt để hơn, ta sẽ thấy ở đấy nhiều vấn đề cần xem xét và có biện pháp giải quyết.

 

Trước hết, về diện sưu tầm, theo lời các nghệ nhân mà các tác giả "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" nhắc lại, Bắc Ninh (cho đến 1962) còn 34 thôn có hát Quan họ (không kể 4 thôn trước đây có hát nhưng từ đấy thì không thấy hát nữa). Những đợt của các nhạc sĩ quán đội mới xuống có 11 địa điểm, đợt của nhóm đồng chí Lưu Hữu Phước mới "quét" được 18 thôn. Như thế rõ ràng là còn một phần diện chưa khai thác, ấy là chưa nói tới sự cần thiết phải thẩm tra lại con số (34 thôn) đã thật chính xác hay chưa ?

 

Mặt khác, đối với công việc sưu tầm, cái quan trọng nhất chưa phải là vấn đề xác định rõ địa bàn và thanh toán cho thật hết diện, mà là vấn đề giá trị hiện vật tìm kiếm ra; ở đây tức là giá trị hay chất lượng các bài bản, các tư liệu thu thập được.

Chất lượng sưu tầm một mặt phụ thuộc vào giá trị khách quan của hiện vật. Nhưng mặt khác, nó còn được quyết định do phía người sưu tầm. Ở đây ngoài vấn đề khả năng (trình độ nghiệp vụ, kiến thức cơ bản) và nhiệt tình, còn có vấn đề phương pháp và các phương tiện kỹ thuật.

 

Về mặt phương pháp, ưu điểm nồi bật của các đoàn sưu tầm trước đây là đã vận dụng kết hợp việc ký âm, ghi âm các bài hát với việc điều tra ghi chép những vấn đề liên quan giúp cho việc tìm hiểu bài hát như địa lý phong tục tập quán địa phương, lề lối hát, danh mục các nghệ nhân v.v... Tuy nhiên, do kinh nghiệm chung của ta về mặt nghiên cứu dân ca còn ít một số tồn tại về phương pháp cũng đã thể hiện qua các kết quả sưu tầm. Thí dụ: công tác điều tra cơ bản đáng lý cần phải đi trước một bước và tiến hành tương đối kỹ thì ở đây, ta thấy nó đã đi song song với quá trình sưu tầm. Bản thân công việc ghi chép cũng chưa có hệ thống, chưa theo một "chương trình" thống nhất, chương trình này cần được lập trước và tiến hành theo một mẫu nhất định cho tất cả các đội. Có thể thì về sau mới có điều kiện so sánh đối chiếu các kết quả thu thập một cách đầy đủ và chính xác.

 

Về mặt phương tiện kỹ thuật, từ năm 1960 trở lại đây, ta đã sử dụng một công cụ tương đối hiện đại là máy ghi âm trên băng từ tính. Nhưng cũng vì ta còn ít kinh nghiệm sử dụng nên chất lượng băng thu, nhất là những băng nhằm mục đích bảo tồn, tiêu chuẩn kỹ thuật về độ trung thực nói chung là chưa đạt. Mặt khác, vấn đề bảo quản băng từ tính, đặc biệt trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt của ta (đối với băng từ tính) cũng lại là một khó khăn lớn. Trừ khi đã có một chế độ kiểm tra thường xuyên theo một chu kỳ hợp lý, ta có thể lường trước được rằng, một số không ít các băng đã thu bị mất phẩm chất đến độ không thể dùng được nữa rồi.

 

Nhưng băng từ tính, trong điều kiện bảo đảm kỹ thuật thu âm cũng như phương pháp bảo quản, nếu nó là phương tiện tương đối hoàn hảo, hiện đại nhất trong giai đoạn hiện nay, để bảo tồn các tư liệu âm thanh, thì nó vẫn không thay thế được các bản ký âm dùng làm tài liệu nghiên cứu. Nếu các băng từ tính cho phép ta nghiệm lại những âm thanh "sống" thì lại chỉ trên cơ sở các bản ký âm, các văn bản các mặt nghiên cứu về hình thức âm nhạc (như thang âm điệu thức, giọng điệu, tầm cữ, kiến trúc âm nhạc..,) mới có thể tiến hành thuận lợi được. Và để phục vụ tốt cho mục đích đó, các bản ký âm cũng cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về độ chính xác và tính cách hệ thống. Cho tới nay còn một số khá lớn các băng Quan họ chưa được ký âm. Đối với những bản đã ký âm, chưa hẳn toàn bộ đã có mức độ tin cậy cần thiết. Đặc biệt, một số bài (nhất là những bài xuất bản để phổ biến) lại được trình bày dưới hình thức "chỉnh lý". Cách làm này, nếu nó có lý do trong một mục đích, nào đó, thí dụ: như đã đáp ứng yêu cầu phổ biến sao cho dễ, cho tiện đối với quần chúng rộng rãi, thì nó lại không bảo đám sự trung thực cao nhất cần có giữa bản ký âm và băng ghi âm mà người nghiên cứu đòi hỏi.

 

Như vậy, phát triển diện sưu tầm một cách triệt để hơn ; đồng thời chú trọng tới chất lượng kỹ thuật của phương pháp ghi băng, thẩm tra lại số băng đã thu thập được, tiến hành ký âm theo hệ thống, đó là nội dung chủ yếu theo tôi nghĩ của công tác sưu tầm trong giai đoạn hiện tại.

 

2. Vấn đề phân tích khoa học và sắp xếp hệ thống. Ai nấy đều biết các tài liệu sưu tầm được chỉ thực sự có giá trị, ngay dù chỉ với mục đích bảo tồn, một khi đã được đánh giá đầy đủ và sắp xếp hệ thống. Nếu không thể, chúng chỉ là những đống vật chất linh tính tản mạn trong đó "vàng thau lẫn lộn" không thể mang ra trưng bày giới thiệu, lại càng không thể dùng làm căn cứ, tài liệu cho các công trình nghiên cứu khoa học. Và muốn sắp xếp hệ thống một cách hợp lý, không có cách nào khác hơn là thông qua công tác phân tích khoa học các mẫu vật sưu tầm. Nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu dân ca, dân nhạc, do số lượng cực kỳ phong phú của chúng, nếu không dựa vào các phương pháp phân tích khoa học để sắp xếp hộ thống lại, thì không khí nàọ có cơ sở để đối chiếu so sánh, tiến tới "nắm" được chúng một cách toàn diện và triệt để . 

 

Ở đây chưa phải lúc để ta bàn sâu tới những vấn đề chuyên môn như phương pháp hệ thống, sắp xếp, cũng như phương pháp phân  tích, lập bảng "phích" v.v... tôi chỉ muốn nói tới tầm quan trọng của khâu công tác này. Công việc sưu tầm, như ta đã thấy, còn một số mặt yêu cầu khắc phục. Nhưng so với công tác sưu tầm thì công tác phân tích khoa học và sắp xếp hệ thống lại còn yếu hơn rất nhiều. Lại có thể nói đây là khâu yếu nhất trong cả dây chuyền sưu tầm, nghiên cứu và nhận xét này không phải chỉ áp dụng riêng cho dân ca Quan họ mà còn có thể áp dụng chung cho toàn bộ sự nghiệp sưu tầm nghiên cứu âm nhạc truyền thống của ta. Thực vậy, trong những năm qua, nếu ta đã đạt được một số lượng đáng kể về mặt sưu tầm thì về mặt sắp xếp hệ thống cho tới nay, ta chưa có một loại, một hệ thống, một vùng dân ca nào dược sắp xếp hệ thống theo phương pháp phân tích khoa học. Đây có lẽ chính là nguyên nhân quan trọng nhất đã làm cho công tác nghiên cứu không phát triển được hoặc phát triển chậm chạp, khó khăn. Cũng cần phải nói là cho đến gần đây, nhận thức chung về vấn đề còn chưa đầy đủ, việc đầu tư và phần bố lực lượng vào khâu này còn chưa hợp lý. Chưa nói tới vấn đề thời gian và phương tiện, việc "xử lý" các hiện vật sưu tầm ở đây đòi hỏi những cán bộ chuyên môn không những phải có trình độ âm nhạc và văn hóa chung mà còn phải có những đức tính của người làm công tác khoa học, đó là sự say mê nhiệt tình, có khoa học và tính kiên nhẫn. Nếu không mau chóng khắc phục tình trạng này, có lẽ trong một thời gian dài nữa, nếu không muốn nói là vĩnh viễn, chỉ với những "căn cứ " không có gì bảo đảm về độ chính xác, tính trung thực, tính toàn diện và triệt để, chúng ta sẽ còn dừng ở những nhận định "bước đầu", những khái niệm "sơ bộ", những kết luận "tạm thời" mà thời.

 

Như vậy, phân tích khoa học, sắp xếp hệ thống các tài liệu sưu tầm, trước hết là những tài liệu đã thu thập được, là công tác cần tiến hành gấp rút. Về mặt trình tự, nó là bước thứ hai sau công tác sưu tầm. Nhưng do tình trạng ứ đọng hiện nay của các tài liệu đã sưu tầm mà chưa thanh toán, có thể xem đây là một trọng điểm đột xuất, cần tập trung giải quyết trước khi bắt tay vào những đợt sưu tầm mới.

 

Trên đây là hai khâu mấu chốt cần giải quyết trong thực tế, trước mắt, nhằm đây lên một bước mới công tác sưu tầm nghiên cứu âm nhạc Quan họ. Ta cũng có thể xem đây là một thí điểm thuận lợi để tích lũy kinh nghiệm cho việc nghiên cứu các loại, các vùng dân ca khác. Đương nhiên, giải quyết tốt các khâu sưu tầm và phân tích khoa học, sắp xếp hệ thống chưa phải là giải quyết tất cả những vấn đề mà Quan họ đề ra, cũng không phái chỉ một lần, sẽ thanh toán xong xuôi hết những vấn đề đó. Cái chính ở đây là nó tạo ra cơ sở lý luận cần thiết, và đúng đắn cho các ý đồ, các biện pháp, các phương hướng giải quyết.

 

Với sự hỗ trợ thiết thực và bổ ích của các ngành liên quan khác, trong một tinh thần (và có thể cả tổ chức) hiệp đồng cộng tác chặt chẽ, mật thiết hơn, với một nỗ lực bản thân đi vào phương hướng trọng điểm, chắc chắn ngành âm nhạc, trong một tương lai không xa, sẽ có những đóng góp mới cho sự nghiệp bảo tồn, gìn giữ một kho tàng quý báu của di sản nghệ thuật dân tộc, cho công tác vận dụng và phát huy nó trong điều kiện hiện tại, nhằm nâng cao không ngừng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta.

 


trung-tam-thuc-hanh-bieu-dien

Trung tâm Thực hành biểu diễn

Trung tâm biểu diễn thực hành Số 25 đường Thiên Đức, phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh. Phụ trách Trung tâm: Cô giáo NSND Nguyễn Thúy Hường

View more
xuong-my-thuat-thuc-hanh

Xưởng Mỹ thuật thực hành

Xưởng Mỹ thuật thực hành. Số 25 đường Thiên Đức, phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh. Phụ trách Trung tâm: Thầy giáo, ThS, Họa sỹ Lưu Quang Lâm.

View more
khoa-dan-ca-quan-ho-bac-ninh

Khoa Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Là một đơn vị chuyên môn có chức năng tổ chức, điều hành, thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn học thuộc các loại hình dân ca...

View more
khoa-my-thuat

Khoa Mỹ thuật

Là một đơn vị chuyên môn có chức năng tổ chức, điều hành, thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn học thuộc ngành Hội họa...

View more
khoa-am-nhac

Khoa Âm nhạc

Là một đơn vị chuyên môn có chức năng tổ chức, điều hành, thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn học thanh nhạc, nhạc cụ dân tộc...

View more
khoa-nghiep-vu-van-hoa-du-lich

Khoa Nghiệp vụ Văn hóa Du lịch

Là một đơn vị chuyên môn có chức năng tổ chức, điều hành, thực hiện quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập các môn học về lĩnh vực du lịch, văn hóa du lịch...

View more